Tổng Hợp Các Mẫu Cổ Việc Phục Đẹp Nhất

Cổ việt phục của người phụ nữ Việt Nam đã viết nên lịch sử văn hiến ngàn năm kiên cường. Nếu bạn từng ghen tị với hanbok Hàn Quốc, hanbok Trung Quốc hay kimono Nhật Bản, bài viết này chắc chắn sẽ cho bạn một góc nhìn khác và khiến bạn thêm tự hào về đất nước mình.

Xem Mục Lục Bài Viết

Áo đối khâm

Loại áo này được sử dụng cho các bậc giai nhân thời nhà Lý – Trần, có thể bạn sẽ thấy quen thuộc hơn khi ngày nay, ta nhìn thấy bộ trang phục này khá nhiều trên phim ảnh. Đây là trang phục có hai vạt áo song song với nhau, được gọi đó là đối khâm. 

Người ta sẽ mặc buông thõng xuống hoặc dùng để làm áo khoác bên ngoài. Áo được xẻ tà hai bên, dài đến chân váy của người mặc, chúng ta có thể nhìn thấy được những lớp áo từ bên trong. 

Thường áo đối khâm sẽ được phối theo một bảng màu nhất định mà ở đó là màu sắc nổi, sặc sỡ sẽ mặc bên ngoài tiếp theo đó là các màu nhạt hơn và trong cùng là áo trắng.

Áo giao lĩnh

Loại áo này còn có tên gọi khác là trường lĩnh tràng vạt hay đối lĩnh, được phổ biến vào thời Lý – Trần – Lê. Áo có phần cổ giao nhau ở trước ngực, vạt trái đè lên vạt phải khi mặc, tay áo phổ biến là loại tay thụng và tay hẹp. 

Áo của nữ có nét khá giống với trang phục cổ truyền của Trung Quốc hay Nhật Bản. Nhưng cái khác đặc trưng nhất là hai vạt váy trong và ngoài không bằng nhau, một trong những bản sắc của cổ phục Việt Nam.

Áo nhật bình

Loại áo này cũng được thiết kế như áo đối khâm, đây là áo thường triều của Hoàng Thái Hậu, Thái Hậu, Công chúa. Và cũng là áo đại triều của các Thượng phu nhân và Phu nhân. 

Nhật bình khá giống với áo phi phong của thời nhà Minh của Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam thì được biến tấu đi khá nhiều để phù hợp với phong tục. 

Áo nhật bình thường có màu xanh hoặc đỏ để tạo nên sự quý phái, sang trọng và hoàng gia với nhiều họa tiết như phượng, rồng và thêu bằng tay cực kỳ tinh xảo.

Áo tấc

Bạn có hiểu nôm na là chiếc áo quan trọng dùng trong những dịp trọng đại, đặc biệt là trong cưới hỏi. Áo tấc khá phổ biến ở thời nhà Nguyễn, không phân biệt tầng lớp nên mỗi người dân đều lựa chọn để mặc trong ngày trọng. 

Áo có tay dài và rộng từ 30-50 cm, tà áo dài không quá đầu gối 10 cm. Áo tấc cho đến ngày nay vẫn có một số người sử dụng, đặc biệt là trong các lễ ăn hỏi truyền thống hay bộ phim về nông thôn Việt.

Áo Ngũ Thân

Vào năm 1744, chúa Nguyễn tiến hành cải cách trang phục ở Đàng Trong, mọi người phải mặc một kiểu áo mới và từ đó áo ngũ thân được ra đời. Loại áo này đơn giản hơn những kiểu cổ phục trước, có cổ đứng, cài khuy bên phải, tay áo hẹp kết hợp với quần dài. 

Áo có 5 phần với 4 vạt chính và 1 vạt phụ, áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Ngũ thân có màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ hay diềm tay áo, mặc kèm với một chiếc áo lót trắng ở bên trong.

 

Trên đây là những bộ trang phục xưa của Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc còn được lưu giữ đến ngày nay qua những thước phim, thước phim về quá khứ. Bây giờ bạn có thể yên tâm nói rằng Việt Nam không thua kém các nền văn hóa khác trên thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *