Hình ảnh cô giáo trong tà áo dài thướt tha đã in đậm trong tâm trí của biết bao thế hệ học trò. Để hiểu hơn về ý nghĩa, cấu tạo của tà áo dài truyền thống và những hình ảnh vẽ cô giáo mặc áo dài độc đáo của các cô cậu học sinh, sau đây hãy cùng Tài Lộc Wedding tìm hiểu qua bài viết này.
Xem Mục Lục Bài Viết
Những chất liệu thường dùng để may áo dài truyền thống
Áo dài vải chiffon
Có rất nhiều loại chất liệu may áo dài khác nhau nhưng phổ biến nhất phải kế đến chính là vải chiffon hay còn gọi là vải voan. Chất liệu này có rất nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là nhẹ. Áo dài truyền thống vải chiffon vừa giúp nàng thêm thướt tha, dịu dàng mà vẫn thấy thoải mái, mát mẻ.
Độ mềm và rủ của áo cũng là điểm cộng lớn. Khi diện áo dài vải chiffon nhìn nàng sẽ cực thanh thoát và tươi tắn.
Áo dài vải lụa
Chất liệu lụa luôn là lựa chọn hàng đầu khi may áo dài bởi khả năng đứng dáng cũng như vẻ ngoài thướt tha của mình. Hiện trên thị trường có rất kiểu loại vải lụa khác nhau. Theo từng mức giá sẽ có lụa tơ tằm, lụa nhân tạo hay những loại lụa giá rẻ khác.
Áo dài vải nhung
Những loại áo dài truyền thống trung niên sẽ hay sử dụng chất liệu nhung để may vì loại vải này thường sẽ khiến cho bạn nhìn “nhừ” hơn tuổi thật. Áo dài vải nhung sẽ phù hợp nhất khi bạn mặc nó vào mùa thu đông, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán.
Áo dài vải gấm
Nếu không thích vải nhung thì nàng có thể chuyển qua chọn những chiếc áo dài truyền thống may từ vải gấm. Hoa văn in nổi độc đáo giúp chất liệu này có được sự quyền quý, nền nã và sang trọng. Đặc biệt vải gấm cũng đứng dáng, không bị nhăn và dễ mặc.
Áo dài vải ren
Cuối cùng là vải ren. Những chiếc áo dài cô dâu truyền thống may từ vải ren trắng vừa tinh tế lại cuốn hút. Ngoài ra vải ren cũng rất sang trọng, quý phái nhưng vẫn có nét quyến rũ. Điểm cộng tiếp theo là vải ren có khả năng co giãn rất ổn, đa dạng hoạ tiết và màu sắc cho chị em chọn lựa.
Chất liệu ren hiện đại, không những thể hiện sự sang trọng, quyến rũ mà cũng rất hiện đại, ấn tượng
Ý nghĩa tà áo dài truyền thống trong từng hoàn cảnh
Tà áo dài chính là nét đẹp văn hoá
Suốt chiều dài lịch sử, tà áo dài truyền thống của Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm. Cuối cùng, nó vẫn chiếm được cảm tình của mọi người dân Việt và trở thành trang phục biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
Tà áo dài đi liền với năm tháng lịch sử
Dù đã có nhiều biến hoá cũng như được cách tân nhiều lần nhưng áo dài truyền thống vẫn mang một nét đẹp văn hoá không thể nào xoá nhoà. Nó được ví như hơi thở, là cái hồn của chính mảnh đất quê hương, chẳng thể nào mất đi hay bị mai một.
Ý nghĩa truyền thống
Bên cạnh việc là nét văn hoá của dân tộc thì áo dài truyền thống của Việt Nam cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.
Áo dài trắng truyền thống
Hình ảnh người con gái Việt trong tà áo dài trắng được bạn bè khắp năm châu biết đến. Từng chi tiết thiết kế cho đến màu sắc, họa tiết đều mang tinh thần của phụ nữ Việt; khéo léo tôn mọi đường cong của chị em.
Áo dài là gì? Các bộ phận của áo dài
Để bắt đầu học về cách vẽ áo dài lớp 7 mình sẽ đi tìm hiểu đôi nét về tà áo này. Áo dài chính là loại trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam, được cách tân bởi “ngũ thân lập lĩnh” trong thời điểm tây hoá hay còn biết đến với tên gọi khác là chiếc áo tân thời.
Một bộ áo dài truyền thống của Việt Nam có cấu tạo gồm: cổ áo, tay áo, tà áo, quần. Cổ áo thường cao tầm 3cm (những mẫu áo cách tân có thể sẽ không có cổ áo). Tay áo dài đến đầu cổ tay (hoặc quá khuỷu tay đối với mẫu áo dài cách tân). Thân áo dài được thiết kế ôm dáng có nút bấm ở một bên.
Tà áo dài gồm 2 mảnh, được xẻ từ eo cho đến gần đầu cổ chân (hoặc đến quá đầu gối với áo dài kiểu cách tân). Ở ngực và sau lưng có thêm phần chiết li. Quần của áo dài sẽ có độ dài từ eo đến vùng mắt cá chân hoặc dài cho đến gót bàn chân. Ống quần khá là rộng.
Hình ảnh tà áo dài của Việt Nam luôn luôn hiện diện trên đấu trường quốc tế từ những cuộc thi nhỏ đến lớn. Hay vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống thường nhật của người Việt. Từ tà áo dài trắng tinh khôi của học sinh đang mặc cho đến áo dài đồng phục ở cơ quan làm việc hay các ngày lễ hội, đặc biệt là dịp lễ tết. Có thể khẳng định một điều rằng, tà áo dài luôn được người Việt mình trân trọng và diện vào các ngày quan trọng nhất của đất nước cũng như của cuộc đời mình.
Để có thể tạo nên chiếc áo dài thì đòi hỏi người thợ may phải công phu, khéo léo. Trước tiên phải lấy số đo chuẩn xác, sau đó kỳ công trong từng đường kim cũng như mũi chỉ mới may được một chiếc áo dài đẹp. Nhiều nhà may hiện nay đã gắn liền tên tuổi của mình với chiếc áo dài nhưng đặc biệt nhất là áo dài được may ở Huế vẫn là hoàn hảo nhất. Với người mặc nên giặt áo dài bằng tay, phơi nắng nhẹ và là ủi để áo dài không có những nếp nhăn ảnh hưởng đến hình thức khi mặc.
Chi tiết những bộ phận cần thiết trên chiếc áo dài Việt Nam
Top tranh vẽ cô giáo mặc áo dài truyền thống dịu dàng
Những bức tranh vẽ cô giáo giảng bài đẹp nhất
Bạn đang tìm kiếm những bức tranh đẹp về cô giáo đang dạy học? Hãy khám phá bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật này để tìm cho mình một bức tranh ấn tượng để tặng cô giáo của mình vào ngày 20/11. Với các tác phẩm về cô giáo đang giảng bài này, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn để biến ngày kỷ niệm này trở nên đặc biệt và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên tặng gì cho thầy cô, Tài Lộc Weding mời bạn xem những hình ảnh bên dưới đây nhé
Trên đây, Tài Lộc Wedding đã chia sẻ top những hình ảnh vẽ áo dài cô giáo đơn giản nhưng không kém phần độc đáo. Mong rằng những chia sẻ này hữu ích và giúp các bạn có thể hiểu thêm về tà áo dài truyền thống dân tộc.