Lễ đính hôn là một trong những sự kiện quan trọng theo phong tục kết hôn truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của lễ đính hôn là gì? Và những điều cần chú ý trong lễ đính hôn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về một lễ đính hôn đơn giản như thế qua nội dung dưới đây nhé.
Xem Mục Lục Bài Viết
1. Đính hôn là gì?
Đính hôn còn có tên gọi khác là lễ đám hỏi, tuỳ vào từng vùng miền, thời đại mà chúng sẽ có tên gọi khác nhau. Ý nghĩa của lễ đính hôn (hay còn gọi là đám hỏi) là một thông báo chính thức về việc hứa gả cưới cô dâu chú rể giữa hai họ với nhau.
Lễ đính hôn là bước tiến lớn nhất để bước tới lễ thành hôn – sự kiện quan trọng nhất của đời người. Vì vậy chúng có khá nhiều nghi thức quan trọng và yêu cầu riêng. Các cặp đôi nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để phù hợp với từng vùng miền, phong tục, tập quán.
1.1. Nghi thức lễ đính hôn ở miền Bắc
Theo phong tục lễ đính hôn của miền Bắc, ngày được chọn thường gần sát với ngày cưới, cách ngày cưới thường chỉ 1 tháng hoặc chỉ 1 tuần. Các gia đình tại miền Bắc, lễ đính hôn đơn giản luôn giữ nguyên phong cách trang trí và không gian theo kiểu cổ điển.
Lễ đính hôn tại miền Bắc thường được diễn ra tại nhà gái. Lễ vật sẽ được nhà trai mang đến gồm các mâm tráp như bánh cốm, bánh đậu xanh, trầu cau,… Người miền Bắc rất coi trọng nghi thức truyền thông chúng diễn ra khá ấm cúng, lịch sự.
Lễ trang phục thì cô dâu, chú rể sử dụng những trang phục đơn giản như áo dài, hoặc cô dâu mặc váy đơn giản, chú rể mặc vest lịch lãm. Đặc biệt các gia đình miền Bắc thường không yêu thích theo hình thức phương Tây nên các mâm cúng với nhiều món ăn truyền thống trang trọng.
1.2. Nghi thức lễ đính hôn ở miền Nam
Nghi thức lễ đính hôn của người miền Nam khác với phong cách ở miền Bắc, người miền Nam thường yêu thích phong cách phương Tây hiện đại hơn. Lễ đính hôn thường cách xa ngày cưới hơn so với miền Bắc, có thể lên tới 1 năm.
Điểm giống với lễ đính hôn ở miền Bắc là chúng được diễn ra ở nhà gái có sự tham gia của hàng xóm, người thân, bạn bè để chứng kiến nhà gái chuẩn bị thực hiện một sự kiện trọng đại trong đời. Lễ vật đính hôn được nhà trai chuẩn bị đầy đủ các mâm tráp với những món lễ vật tỉ mỉ bên trong.
Lễ đính hôn ở miền Nam thường có nhiều phần, mở đầu là phần tiếp đón quan trọng, sau đó là các nghi thức đơn giản, xin phép hai bên gia đình và ra mắt để hợp thức hóa mối quan hệ của cặp đôi chính. Sau lễ kết thúc thì các cặp đôi và khách mời còn khá nhiều hoạt động vui vẻ tiếp theo như ca hát hoặc một đại tiệc tráng lệ.
Trong lễ đính hôn ở miền Nam thường có phần chú rể trao nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước mặt tất cả người thân bạn bè. Về trang phục, cô dâu chú rể thường mặc đồ truyền thống trong phần nghi thức và có thể sử dụng đồ mà mình mong muốn trong buổi tiệc.
1.3. Nghi thức lễ đính hôn ở miền Trung
Lễ đính hôn ở miền Trung giống phong cách phương Tây hiện đại của miền Nam. Lúc thực hiện nghi thức, bố mẹ cô dâu sẽ dắt tay cô dâu chú rể và lấy một phần lễ vật nhà trai mang tới để dâng lên bàn thờ tổ tiên.
Các lễ vật trong lễ đính hôn của miền Trung thường có đầy đủ như trầu cau, bánh phu thê, rượu thuốc, nến hồng,… Tổng số sính lễ phải là số chẵn 4-6-8 và được lựa chọn theo số sinh lão.
Tương tự với miền Bắc và miền Nam, các cặp đôi và khách mời còn có phần trao nhẫn cầu hôn trước sự chứng kiến và hiện diện của nhiều người. Sau buổi lễ, các cặp đôi và khách mời còn có nhiều hoạt động vui vẻ khác như ca hát hoặc một bữa tiệc. Vì vậy trang phục thường là đồ truyền thông khi làm lễ và đồ thoải mái khi dự tiệc.
2. Lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì?
Đối với mỗi vùng miền, phong tục khác nhau thì lễ vật cũng khác nhau. Vì vậy chuẩn bị lễ vật trong ngày đính hôn là vô cùng quan trọng, tuỳ vào khả năng của hai bên gia đình. Tuy nhiên, các lễ vật thường được sử dụng nhất là: trầu cau, bánh phu thê hoặc bánh đậu xanh, hoa quả, rượu thuốc lá, nến tơ hồng,..
2.1. Trầu cau
Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong nhiều ngày lễ quan trọng tại Việt Nam và đặc biệt là lễ đính hôn. Chắc hẳn mọi người cùng đã biết đến “ Sự tích trầu cau” – chúng tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, sự gắn bó lâu dài trong tình cảm vợ chồng trong câu chuyện này.
Mâm trầu cau được trang trí không quá cầu kỳ, không cần yêu cầu về số lượng nên nhà trai có thể tùy ý, miễn sao mâm trầu cau đẹp mắt nhất là được. Tuy nhiên, số lượng trầu cau thường được lựa chọn là 60 hoặc 105 trái. Với từng con số này chúng đều mang một ý nghĩa nhất định.
2.2. Chè, rượu, thuốc lá
Lễ vật thức 2 chính là chè, rượu và thuốc lá. Đây được xem là mâm lễ vật cơ bản trong lễ đính hôn của người Việt Nam. Chúng được sử dụng để nhà trai để thể hiện tấm lòng của mình tới nhà gái.
2.3. Bánh đậu xanh và bánh cốm
Bánh đậu xanh và bánh cốm được xem là một sính lễ vô cùng đặc biệt và chúng không thể thiếu trong ngày đính hôn trọng đại của con người. Bánh đậu xanh và bánh cốm được thể hiện sự gắn kết vô hạn không thể tách rời được của cặp vợ chồng trẻ.
2.4. Bánh phu thê
Bánh phu thê tượng trưng cho sự chung thuỷ của đôi vợ chồng, gắn kết và sống đến nhau trọn đời. Mâm bánh phu thê thường được xếp theo hình trái tim và số lượng thường là 105 bánh, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, mong muốn tình cảm vợ chồng càng ngày càng thắm thiết, sớm đơm hoa kết trái sinh con.
2.5. Nến tơ hồng
Nến tơ hồng cũng là một lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ vật ngày đính hôn. Cặp nến tơ hồng sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên. Việc chuẩn bị nến tơ hồng cũng như chúc cho nghi lễ luôn suôn sẻ, không thiếu hụt trước sau.
Ngoài các mâm lễ vật đính hôn trên, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm heo sữa quay, mâm xôi,… Và bạn cũng không thể quên việc kêu người trong nhà, bạn bè người thân thiết để bê mâm quả.
3. Trình tự tổ chức lễ đính hôn
Nghi thức lễ đính hôn thường được thực hiện qua 6 bước như sau:
3.1. Chuẩn bị trước lễ đính hôn
Trước lễ đính hôn, hai bên gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất về các lễ vật và số lượng tráp. Ở trong tráp thường có các lễ vật để dâng lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái và thắp hương.
Tuỳ vào số lượng tráp mà nhà trai cùng nhà gái phải chuẩn bị đội nam nữ trẻ để bê tráp và đỡ tráp. Các đôi nam nữ này cần đáp ứng yêu cầu là chưa kết hôn. Sau đó hai bên gia đình cần lựa chọn ngày giờ thích hợp để đến nhà cô dâu. Nhà trai nên đi trước giờ khoảng 30 phút để tránh những sự số bất thường và có thời gian chuẩn bị.
3.2. Hai bên gia đình chào hỏi và trao lễ vật
Khi tới giờ lánh, lễ đính hôn sẽ được diễn ra, nhà trai cần chuẩn bị đội hình thức bậc trong gia đình để tiến vào nhà gái. Gia đình cô dâu cũng cần chuẩn bị những vị đại diện tương ứng để chào đón nhà trai. Sau các đại diện của hai bên gia đình là đội bưng mâm quả tương ứng.
Chú hôn và đội phù rể sẽ bưng khay rượu vào nhà gái trước để trình diện, nếu được nhà gái chấp thuận thì nhà trai mới được bưng mâm quả vào nhà gái và dâng lên bàn thờ tổ tiên. Đội bưng mâm quả của nhà trai và nhà gái cần trả duyên bằng việc trao lì xì cho nhau và số tiền đó sẽ được nhà cô dâu, chú rể chuẩn bị.
3.3. Cô dâu và chú rể ra mắt hai họ
Sau khi nhà gái nhận lễ xong sẽ cho phép cô dâu trình diện hai họ. Tuỳ theo phong tục của từng nhà mà cô dâu sẽ được mẹ dắt tay từ trong buồng ra hoặc được chú rể vào trong đón tận nơi và cầm tay ra. Khi xuất hiện, cô dâu nên tươi cười và cúi đầu chào hỏi hai họ sau đó cô dâu, chú rể rót nước mời hai bên gia đình để ra mắt.
3.4. Thắp hương lên bàn thờ tổ tiên
Sau màn ra mắt, lễ đính hôn sẽ được mẹ cô dâu lấy ra từ mâm quả một vài vật phẩm để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên. Đôi uyên ương cùng nhau thắp hương khấn bàn thờ gia tiên của nhà gái để cầu tổ tiên chứng giám phù hộ.
3.5. Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới
Gia đình hai bên cùng nhau ban bàn về ngày giờ lành để tiến hành rước dâu, tổ chức lễ cưới. Về phần cô dâu chú rể sau khi rót nước và thắp hương thì có thể ra ngoài chụp ảnh cùng bạn bè và người thân.
3.6. Nhà gái lại quả và kết thúc chương trình lễ đính hôn
Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục trên thì nhà gái sẽ chia đồ lại quả và trả tráp cho nhà trai. Lưu ý là khi chia đồ không được dùng kéo mà phải dùng tay để tránh cho sự chia lìa. Đồ trả lại phải là số chẵn và khi trả tráp thì tráp nên ngửa lên không được đóng lại.
Khi đó nhà trai nên nhận lại mâm quả lễ và xin phép ra về. Nhà gái có thể mời tất cả thành viên có mặt ở lại dùng bữa cơm thân mật, việc này tùy thuộc vào sự bàn bạc trước của hai bên gia đình.
4. Các câu hỏi thường gặp về lễ đính hôn
Lên đính hôn là một nghi thức cưới hỏi truyền thống ở Việt Nam. Vì vậy có rất nhiều thắc mắc về lễ đính hôn. Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua các câu hỏi sau đây nhé.
4.1. lễ đính hôn có trao nhẫn không?
Theo truyền thống xưa của đám cưới hay đám hỏi thì các cặp đôi nên trao nhẫn cưới của đôi lứa. Do đó, cô dâu chú rể sẽ phải trao nhẫn cho nhau để chứng minh tình cảm của 2 người đều được chấp nhận từ hai họ.
4.2. lễ đính hôn có giống lễ ăn hỏi không?
Lễ đính hôn hay còn được biết đến với một tên khác là lễ đám hỏi. Lễ đính hôn là cách gọi phổ biến trong miền Nam còn miền Bắc thì gọi là lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, giữa hai miền lại có phong tục khác nhau do đó mà cách thức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi không giống nhau hoàn toàn.
4.3. Đính hôn từ nhỏ là gì?
Đính hôn từ nhỏ hay còn được gọi là hứa hôn. Vậy hứa hôn là gì? Đây là lời giao ước, hứa hẹn giữa 2 gia đình về việc lớn lên sẽ cho 2 đứa trẻ của 2 gia đình đó kết hôn với nhau. Đính hôn từ nhỏ chính là một kiểu ép duyên điển hình, một hủ tục lạc hậu đáng lý nên biến mất khỏi xã hội hiện đại.
4.4. Đính hôn bao lâu thì cưới?
Lễ đính hôn sẽ giúp các gia đình có thể hiểu về gia cảnh, đời sống cũng như họ hàng hai nên gắn kết thêm tình cảm gia đình. vì vậy lễ đính hôn thường được diễn ra tầm 3-4 tháng để hai bên gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất.
Ngoài ra, nếu hai bên gia đình cách xa nhau và có nhiều ý định trước khi kết hôn thì lễ đính hôn nên được tổ chức trước 7-8 tháng. Điều này sẽ giúp hai bên gia đình có những quyết định cùng để, cũng như thời gian chuẩn bị cho đám cưới không gấp gáp.
4.5. Lễ đính hôn là đám cưới hay đám hỏi?
Lễ đính hôn là lễ đám hỏi, là phong tục trước lễ kết nối. Đây là bước đệm lớn để bước tới hôn lễ quan trọng nhất của đời người, cho việc ra mắt nàng dâu và chú rể với hai bên gia đình.
4.6. Đính hôn và kết hôn khác nhau như thế nào?
Đính hôn là mối quan hệ giữa hai người muốn kết hôn với nhau, chúng thường nằm giữa không thời gian giữa cầu hôn và hôn nhân. Cô dâu và chú rể tương lai sẽ được gọi là vợ sắp cưới hoặc chồng sắp cưới.
4.7.Đính hôn có làm phát sinh quan hệ hôn nhân không?
Sau khi hiểu rõ lễ đính hôn là gì và kết hôn là gì thì chắc chắn bạn có thể trả lời được câu hỏi này. Theo quy định của pháp luật thì chỉ khi hai người đăng ký kết hôn theo đúng quy định thì việc kết hôn mới có giá trị pháp lý và sau đó là quan hệ vợ chồng mới phát sinh.
Đính hôn không thuộc thủ tục đăng ký kết hôn và không được pháp luật công nhận vì vậy lễ đính hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng. Lễ đính hôn chỉ là phong tục để hai bên nam nữ giao ước với nhau, tạo niềm tin giữa hai bên nên gắn kết bền chặt.
Trên đây là những thông tin lễ đính hôn là gì và giải đáp những vấn đề liên quan tới lễ đính hôn. Hy vọng những thông tin này giúp cho cô dâu và chú rể tương lai có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào lễ đính hôn chính thức. Chúc các bạn hạnh phúc.