Hôn nhân là một trong những sự kiện quan trọng nhất đối với mỗi người khi đây là điều gắn bó với chúng ta cả nửa cuộc đời. Vì vậy từng sự kiện trong quá trình cưới hỏi đều rất quan trọng. Một trong số đó chính là lễ đám hỏi. Vậy lễ đám hỏi là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Xem Mục Lục Bài Viết
Đám hỏi là gì ?
Đám hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn, lễ ăn hỏi. Đây là một nghi thức quan trọng bậc nhất và bắt buộc phải có trước khi thực hiện đám cưới. Đây là ngày lễ nhà trai mang sính lễ sang nhà gái để xin phép được được kết duyên với cô dâu.
Ý nghĩa của đám hỏi
Đám hỏi chính là một trong những sự kiện trong quá trình về chung nhà của cô dâu và chú rể. Đây chính là dịp để nhà trai thể hiện thành ý, mục đích với nhà gái, đồng thời để 2 bên gia đình báo cáo với tổ tiên, các bậc bề trên và họ hàng về mối quan hệ.
Thành phần tham gia lễ đám hỏi gồm những ai ?
- Nhà trai: Ông bà, họ hàng theo vai vế chú bác, cha mẹ, chú rể, các thành viên trong gia đình cùng đội bê tráp là những nam thanh niên chưa vợ.
- Nhà gái: Tương tự nhà trai bao gồm ông bà, họ hàng theo vai vế tương ứng, cha mẹ, cô dâu, các thành viên trong gia đình cùng đội đỡ tráp là những cô gái chưa chồng với số lượng tương ứng với số nam bê tráp bên nhà trai.
Trang phục của trong lễ đám hỏi
Theo truyền thống của Việt Nam trong lễ đám hỏi cô dâu sẽ diện trên bị bộ áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân. Màu sắc của trang phục có thể lựa chọn theo sở thích của cô dâu nhưng thường để nổi bật thì cô dâu sẽ chọn màu đỏ, trắng hoặc vàng.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại trong ngày lễ đám hỏi cô dâu có thể chọn cho mình những chiếc váy cưới xinh xắn phù hợp với mình để diện.
Trình tự tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn
Quy trình tổ chức lễ ăn hỏi bao gồm các bước sau:
Nhà trai xuất phát đến nhà gái
Tuỳ vào phong tục của từng vùng miền thì nhà trai sẽ chuẩn bị các mâm lễ vật khác nhau đến đến nhà gái. Chúng thể hiện sự chân thành của nhà trai muốn cưới cô dâu về làm vợ và lòng biết ơn đến công sinh thành của bậc cha mẹ cô dâu.
Nhà trai sẽ chuẩn bị 5 – 7 sính lễ đám hỏi và được các chàng trai trẻ mang đến trao cho nhà cô dâu như lễ vật xin dâu. Nhà trai sẽ xuất phát vào giờ lành đã thống nhất từ trước với nhà gái.
Hai bên gia đình trao sính lễ
Đại diện nhà trai dẫn đầu đoàn tới nhà gái hai bên gia đình chào hỏi thân mật. Đoàn bê tráp nhà trai sẽ trao sính lễ đám hỏi cho đoàn bê tráp nhà gái. Sau đó, hai bên gia đình sẽ trao cho đội bê tráp một bao lì xì đỏ để cảm ơn và chúc phúc cho tình duyên của họ.
Hai bên gia đình nói chuyện
Sau khi bê tráp vào và làm lễ, đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai dùng nước và nói chuyện với nhau. Đầu tiên là giới thiệu đại diện hai bên gia đình, sau đó nhà trai sẽ trình bày lý do và mong muốn, sau đó giới thiệu về lễ vật của bên mình. Lúc này, hai mẹ sẽ thực hiện mở tráp trước sự chứng kiến của 2 bên gia đình.
Cô dâu ra mắt
Sau khi nhận tráp thì nhà gái sẽ cho phép chú rể lên đón cô dâu trên phòng xuống để ra mắt nhà trai. Theo phong tục của một số vùng miền, trước khi chú rể lên đón dâu, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi. Cô dâu diện trên mình bộ áo dài thanh lịch, dịu dàng được chú rể cầm tay đến chào hỏi hai bên gia đình.
Thắp hương lên gia tiên nhà gái
Sau màn ra mắt cô dâu, mẹ cô dâu sẽ lấy mâm quả lễ vật để lên bàn thờ gia tiên làm lễ. Cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái để chú rể ra mắt ông bà tổ tiên và xin phép cho cô dâu về nhà chồng.
Bàn bạc về lễ cưới
Sau khi thắp hương tổ tiên xong, hai bên gia đình sẽ bàn bạc về giờ, ngày rước dâu và mời trà, mời nước. trong thời gian này, cô dâu và chú rể có thể đi mời bánh khách, tiếp đón bạn bè và lưu giữ những kỷ niệm đẹp cùng những người xung quanh.
Nhà gái lại quả và kết thúc
Việc bàn bạc kết thúc, nhà gái sẽ chia lễ vật và lại quả cho nhà trai. Nhà gái cần ngửa nắp lên, tuyệt đối không được úp nắp lại khi trả mâm lễ vật. Sau đó, nhà trai có thể xin phép ra về và hẹn ngày rước dâu.
Đám hỏi cần chuẩn bị những gì?
Bạn chuẩn bị làm đám hỏi nhưng chưa biết cần chuẩn bị những gì chi phí đám hỏi thế nào? Dưới đây là những điều bạn cần biết về đám hỏi ở ba miền.
Lễ vật trong nghi lễ đám hỏi ở miền nam
Trong nghi lễ đám hỏi ở miền Nam cần chuẩn bị những lễ vật sau:
- Mâm trầu cau: Gồm 105 quả cau, mỗi quả kẹp 2 lá trầu. Số 105 có ý nghĩa cho sự sinh sôi, nảy nở và hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi.
- Mâm trà, rượu,nến: Trà, rượu thể hiện cuộc sống vợ chồng luôn nồng nàn, ấm áp, hạnh phúc. Nhà trai sẽ chuẩn bị cặp nến để thắp lên bàn thờ gia tiên nhà gái.
- Mâm bánh xu xê: Bánh su sê thể hiện sự hài hòa của trời đất thể hiện sự hòa hợp, đồng lòng của vợ chồng. Bánh xu xê là sính lễ đám hỏi không thể thiếu của người miền Nam.
- Mâm xôi gấc: Xôi gấc thể hiện cho sự ấm no, đủ đầy hứa hẹn một cuộc hôn nhân nhiều màu sắc, hạnh phúc của tình yêu.
- Mâm hoa quả: Thường chọn loại quả ngọt, màu sắc đẹp, tươi mới như mãng cầu, xoài, đu đủ, táo.
- Mâm heo quay: Người miền Nam quan niệm có vị ngọt của trái cây thì phải có vị mặt nên người ta thường chọn heo sữa làm lễ vật.
Lễ vật trong lễ ăn hỏi miền bắc
Lễ vật ăn hỏi ở miền Bắc có sự khác biệt hơn so với miền Nam. Lễ vật ở miền Bắc sẽ được chuẩn bị theo mâm lẻ 3, 5, 7,9 gồm:
- Nếu tráp 3: Trầu cau, chè, mứt hạt sen
- Nếu tráp 5: Trầu cau, chè, mứt sen, rượu và thuốc lá, bánh cốm và bánh phu thê
- Nếu tráp 7: Trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phượng
- Nếu tráp 9: Trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phượng, hạt sen, heo sữa quay
Lễ vật đám hỏi của người miền trung
Đặc trưng của người miền Trung là sự chất phác, mộc mạc nên sính lễ đám hỏi cũng đơn giản hơn Bắc và Nam. Lễ vật ở miền Trung thường gồm những lễ vật như trầu cau, trà, rượu, ngũ quả, bánh kẹo,… Ngoài ra, nhà trai khá giả có thể chuẩn bị thêm một mâm trang sức và áo dài cho cô dâu.
Những điều cấm kỵ trong lễ ăn hỏi
Một số điều bạn cần kiêng kỵ trong ngày lễ ăn hỏi để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ:
- Tránh chọn ngày, giờ xấu để làm về vì sẽ mang lại điều không may mắn, xui xẻo cho cô dâu chú rể.
- Người đang chịu tang thì nên tránh tham gia vì theo quan niệm truyền thống gia đình có người mất sẽ có vận khí không tốt, mang đến điều xui xẻo.
- Tránh sử dụng kéo trong lễ đám hỏi vì kéo cắt thể hiện sự chia cắt dấu hiệu không tốt cho đôi vợ chồng sắp kết hôn.
- Tránh làm đổ vỡ đồ trong lễ đám hỏi vì đây là điềm xấu, cuộc sống vợ chồng không suôn sẻ, lục đục.
- Không được chuẩn bị bàn thờ tổ tiên sơ sài: Cần phải chuẩn bị bàn thờ tổ tiên chu đáo, đủ đầy thể hiện sự tôn kính người đã khuất và nhận được sự phù hộ từ tổ tiên.
Các câu hỏi thường gặp về đám hỏi
Nhiều cặp đôi sắp về chung một nhà nhưng vẫn chưa hiểu cần phải chuẩn bị những gì? Dưới đây chúng tôi giúp các bạn trả lời một số câu hỏi mà bạn cần biết về đám hỏi:
Cô dâu cần làm gì trong lễ ăn hỏi?
Cô dâu cần làm gì trong lễ ăn hỏi là câu hỏi được nhiều cô gái sắp về nhà chồng quan tâm. Những việc mà cô dâu cần chuẩn bị trước lễ ăn hỏi: Chuẩn bị trang phục áo dài, đồ trang điểm để xuất hiện hình ảnh đẹp nhất trước nhà chồng.
Ngoài ra, cô dâu còn chuẩn bị đồ lễ, lau dọn bàn thờ gia tiên để tiếp đón nhà trai. Cô dâu còn chuẩn bị một đội bê tráp gồm 5 người để nhận sính lễ và chuẩn bị các bao lì xì trao cho họ.
Lễ ăn hỏi nhà gái cần chuẩn bị những gì?
Lễ ăn hỏi nhà gái cần chuẩn bị những gì? Trong đám hỏi để tiếp nhà trai một cách chu đáo nhà gái sẽ chuẩn bị một số việc sau:
- Chuẩn bị phông rạp đám cưới, khăn trải bàn để tiếp đón nhà trai
- Chuẩn bị bàn thờ gia tiên: lau dọn, bày trí hoa quả, bánh kẹo
- Chuẩn bị trang phục quần áo, giày dép chỉn chu, lịch sự
- Chuẩn bị đội bưng lễ và lì xì để tặng đội bê lễ
- Chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, cau trầu, trà nước
- Chuẩn bị mâm cỗ để tiếp đãi nhà trai
Sau đám hỏi có được ở chung?
Sau đám hỏi có được ở chung không là câu hỏi nhiều đôi bạn trẻ đặt ra. Theo truyền thống của Việt Nam thì sau này đám hỏi và kết thúc lễ thành hôn thì hai bạn chính thức trở thành vợ chồng. Từ đây hai bạn sẽ về chung một nhà và được chung sống hạnh phúc cùng nhau xây dựng tổ ấm cho mình.
Đám hỏi tiếng anh là gì?
Đám hỏi là ngày lễ quan trọng trước khi diễn ra ngày thành hôn. Ở Việt Nam đây là ngày lễ truyền thống trước đám cưới mà bất kỳ cặp đôi nào cũng phải tiến hành. Đám hỏi hay còn được gọi đầy đủ là lễ ăn hỏi có tên tiếng Anh là Engagement party.
Có gộp chung lễ ăn hỏi với lễ cưới cùng 1 ngày được không?
Theo truyền thống đám cưới tại Việt Nam thì lễ đám hỏi thường được diễn ra trước ngày thành hôn khoảng 2 – 5 ngày. Tuy nhiên, trường hợp nhà chú rể ở cách xa nhà cô dâu thì người ta sẽ làm gộp lễ ăn hỏi và lễ đám cưới cùng trong một ngày để thuận tiện cho việc đi lại.
Nhà vừa có tang xong có nên tổ chức ăn hỏi không?
Theo quan niệm của Việt Nam tang lễ là điềm báo xấu, khí vận không tốt, mang đến điều không may mắn. Do đó, nhà vừa có tang thì không nên tổ chức đám cưới ngay sẽ mang đến những điều không tốt đẹp.
Bưng tráp đám hỏi số chẵn có sao không?
Ở mỗi vùng miền sẽ có truyền thống chuẩn bị mâm lễ là số lẻ hay chẵn. Nếu người miền Bắc quan niệm số lẻ 3,5,7,9 là số may mắn thì người miền Nam lại lựa chọn số chẵn mâm lễ 2,4,6,8. Bạn hãy chuẩn bị mâm lễ theo phong tục ở địa phương mình nhé.
Sính lễ dạm ngõ chẵn và lẻ
Có nên làm đám hỏi trong tháng 7 âm lịch?
Tháng 7 âm lịch theo quan niệm xưa là ngày của người âm, lúc này sự cân bằng âm dương bị chênh lệch, hòa khí không tốt. Tháng 7 là ngày để tưởng nhớ những người đã khuất. Do đó, thường không tổ chức đám hỏi, đám cưới vào ngày này để tránh gặp điều không may.
Đám hỏi là ngày quan trọng trước khi đôi bạn trẻ tiến tới hôn nhân. Do đó, để ngày này được diễn ra suôn sẻ, tươm tất bạn hãy chuẩn bị thật kỹ từng sinh lễ đám hỏi nhé. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên giúp bạn có thể cho mình kinh nghiệm chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại của mình.