Ý nghĩa tà áo dài Việt Nam 

Tà áo dài Việt Nam thể hiện được bản sắc dân tộc Việt Nam. Hiện nay, nhiều mẫu áo dài cách tân đang được yêu thích lựa chọn, áo dài trắng xanh là một trong số đó. Sau đây, Tài Lộc Wedding sẽ chia sẻ về nguồn gốc, ý nghĩa và những mẫu áo dài trắng xanh sang trọng, phù hợp với nhiều hoàn cảnh.

Xem Mục Lục Bài Viết

Ý nghĩa tà áo dài Việt Nam  

Là công dân Việt Nam ai cũng biết “Áo dài” là quốc phục thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhưng không phải ai mặc áo dài cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó, áo dài không chỉ là quốc phục mà còn là lịch sử của dân tộc Việt Nam. Áo dài không chỉ là trang phục của riêng phụ nữ mà còn là trang phục của cả dân tộc Việt Nam.  

Ý nghĩa tà áo dài Việt Nam  
Ý nghĩa tà áo dài Việt Nam  

Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh  

Áo dài có nguồn gốc từ áo dài tứ thân nhưng trải qua nhiều năm được cải tiến như ngày nay.  Hình ảnh tà áo dài việt nam với 2 tà tượng trưng cho tứ thân và cha mẹ và 5 tà áo được cài cúc bên trái áo ngoài việc giữ cho tà áo được ngay ngắn, kín đáo mà còn tượng trưng cho năm cốt cách của con người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Như vậy, áo dài không chỉ mang nét đẹp truyền thống của Việt Nam mà nó còn mang cả triết lý nhân sinh.  

Dù trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa Đông Tây những  trang phục áo dài Việt Nam vẫn giữ được bản sắc riêng. Ngày nay, trang phục này đã thay đổi, cải tiến, nâng cấp cả về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, họa tiết … để trở nên gợi cảm, tinh tế và cuốn hút hơn.  

Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh 
Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh 

 

Chiếc áo dài mang đậm triết lý nhân sinh  

Áo dài Việt Nam tôn vinh nét đẹp người phụ nữ  

Nếu như người Nhật tự hào về kimono, người Hàn nổi tiếng với hanbok thì người Việt luôn được biết đến với tà áo dài duyên dáng và thướt tha.  

Chiếc áo dài Việt Nam tổng thể là một bộ trang phục phô mà vẫn kín, đầy tự do, phóng khoáng. Tuy vậy nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng, thanh lịch, trang nhã, cần thiết. Vì vậy, áo dài dễ dàng được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, có thể sử dụng trong nhiều không gian, thời gian và sự kiện khác nhau.  

Chiếc áo dài mang đậm triết lý nhân sinh 
Chiếc áo dài mang đậm triết lý nhân sinh 

Trang phục áo dài – hơi thở của nền văn hóa Việt  

Trải qua các thời kỳ lịch sử, văn hóa, ngày nay  chiếc áo dài việt nam vẫn là trang phục truyền thống trong các dịp lễ trọng của gia đình, dòng tộc, cộng đồng hay trong các dịp lễ tết của đất nước. Áo dài được các bạn nữ mặc ngày càng nhiều trong các trường học, công sở, doanh nghiệp. Trong các sự kiện trọng đại của đất nước, trên các diễn đàn quốc tế thể hiện sự trang trọng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam.  

Trang phục áo dài - hơi thở của nền văn hóa Việt 
Trang phục áo dài – hơi thở của nền văn hóa Việt 

Áo dài  – Niềm tự hào của người Việt  

Đồng thời, áo dài góp phần tôn vinh nếp sống văn hóa của người Việt Nam, đó là tinh thần đoàn kết. Áo dài không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa, bởi ngày nay các gia đình Việt Nam rất coi trọng sợi dây yêu thương. Áo dài là sợi dây gắn kết đặc biệt trong gia đình, nhất là những dịp sum họp gia đình.  

Áo dài  - Niềm tự hào của người Việt
Áo dài  – Niềm tự hào của người Việt

Nguồn gốc lịch sử áo dài truyền thống Việt Nam

Trang phục áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời kì phát triển, ở mỗi thời kỳ đều có một nét đặc trưng riêng biệt. Sau đây hãy tìm hiểu về nguồn gốc của áo dài, áo dài việt nam qua các thời kỳ.

Nguồn gốc lịch sử áo dài truyền thống Việt Nam
Nguồn gốc lịch sử áo dài truyền thống Việt Nam

Áo ngũ thân thời vua Gia Long.

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt.

Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn.

Áo ngũ thân thời vua Gia Long.
Áo ngũ thân thời vua Gia Long.

 

 

 

Áo giao lĩnh

Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.

Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp. Áo giao lãnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa.

Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.

Áo giao lĩnh
Áo giao lĩnh

 

Áo dài tứ thân (thế kỷ 17)

Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.

Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Áo dài tứ thân (thế kỷ 17)
Áo dài tứ thân (thế kỷ 17)

Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)

Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.

Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.

Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)
Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)

Áo dài Lemur

Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.

Áo dài Lemur
Áo dài Lemur

 

Áo dài Lê Phổ

Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ.

Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.

Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.

Áo dài Lê Phổ
Áo dài Lê Phổ

Áo dài Raglan

Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.

Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.

Mẫu áo dài Lê Phổ cổ cao được xem là mẫu nguyên gốc của thiết kế áo dài Việt hiện nay. Áo dài Raglan với đặc điểm nổi bật ôm khít phần eo.

Áo dài Raglan
Áo dài Raglan

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

Áo dài truyền thống Việt được mặc nhiều vào dịp lễ, Tết. Áo dài truyền thống hiện đại ngày nay.

Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.

Người mẫu Hạ vi trong bộ áo dài cách tân. Mẫu thiết kế áo dài lấy cảm hứng từ áo yếm ngày xưa.Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.

Bạn có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi đi dạo phố bên ngoài.

Dù là áo dài ở thời kỳ nào thì cấu tạo của một bộ áo dài đều gồm các phần: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo, quần.

Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)
Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

Những mẫu áo dài màu trắng xanh đẹp nhất

Trên đây Tài Lộc Wedding đã chia sẻ những mẫu áo dài màu trắng xanh sang trọng. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể hiểu biết thêm thông tin về tà áo dài và tìm được cho mình mẫu áo dài đẹp nhất.

Những mẫu áo dài màu trắng xanh đẹp nhất
Những mẫu áo dài màu trắng xanh đẹp nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *