Áo Dài Lê Phổ là gì?

Áo dài hiện nay có nhiều loại khác nhau, tùy vào thiết kế và chất liệu người ta sẽ chia thành nhiều loại áo dài khác nhau. Áo dài Lê Phổ là một trong những kiểu biến thể của áo tứ thân. Tỷ lệ cách tân của kiểu áo dài này dừng lại ở 20%, sau đây Tài Lộc Wedding sẽ chia sẻ những hiểu biết về áo dài Lê Phổ để bạn tham khảo.

Xem Mục Lục Bài Viết

Áo Dài Lê Phổ là gì?

Áo dài Lê Phổ xuất hiện từ những năm 1950. Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Le Mur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể. Yếu tố cải cách ở áo dài Lê Phổ là phần tay áo, kỹ thuật dệt may cho ra đời vải có khổ rộng. Tỷ lệ cách tân dừng lại 20%.

Kiểu áo dài Việt Nam xưa này mặc với quần ống loe màu trắng, được phụ nữ Việt rất ưa thích suốt thời gian dài. Mẫu này được coi là “vật tổ” của các áo dài sau này.

Áo Dài Lê Phổ là gì?
Áo Dài Lê Phổ là gì?

Lịch sử phát triển áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt.

Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn.

Lịch sử phát triển áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
Lịch sử phát triển áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Áo giao lĩnh

Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.

Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp. Áo giao lãnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa.

Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.

Áo giao lĩnh
Áo giao lĩnh

Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)

Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.

Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)
Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)

Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)

Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.

Áo có 4 vạt áo được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.

Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)
Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)

Áo dài Lemur

Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.

Áo dài Lemur
Áo dài Lemur

Áo dài Lê Phổ

Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ.

Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.

Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.

Áo dài Lê Phổ
Áo dài Lê Phổ

Áo dài Raglan

Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.

Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông.  Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.

Áo dài Raglan
Áo dài Raglan

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.

Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.

Bạn có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi đi dạo phố bên ngoài.

Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)
Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

Thị trường và tiếng nói truyền thông thời cải cách y phục Le Mur

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hà Nội là trung tâm đô thị chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi sự canh tân, khai ngộ văn minh của thiên niên kỷ mới. Quá trình chuyển đổi và mai một các nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống là điều không thể tránh khỏi. Xã hội thuận theo lối sống tân thời, vừa âu hoá hiếu kỳ, vừa lai tạp mâu thuẫn, cũng vừa cộng hưởng dung hoà về hình thức lẫn tư duy nội tại để tiến tới thời kỳ hiện đại ngày nay. 

Nơi thị thành phồn hoa, nhu cầu ăn mặc sang trọng, tinh tươm theo “mốt” mới lạ, theo phong cách và thẩm mỹ phương tây đã dần manh nha. Trong ‘buổi bình minh’ đầu 1900, tiêu chuẩn ăn mặc thời thượng của một phần thế giới hướng theo nước Pháp (kể từ khi người thợ may Charles Frederick Worth bắt đầu định nghĩa khái niệm “thời trang”, thành lập cửa hiệu tại Paris thu hút giới hoàng gia Châu Âu), Hà Nội – thủ đô Đông Dương cũng từng bước  hình thành một thị trường ‘thời trang tơ lụa vải vóc’ ngoại hoá cạnh tranh với bản địa, ngay cả khi thuật ngữ “thời trang” bằng tiếng Việt còn chưa được sử dụng. Quy luật cung cầu nảy sinh từ phong trào theo “mốt” thúc đẩy phong trào cải cách y phục và định hình ‘đường nét” thời trang mang “tính cách Việt Nam”. 

Khi mà các thầy các cậu đã thay đổi diện mạo thành quý ông kim thời, với một lối sống ít nhiều âu hoá, các bà các mợ cũng chịu nhiều ảnh hưởng về tư tưởng và thẩm mỹ trong suốt hai thập niên đầu của thế kỷ XX. Sự ra đời chính thức của phong trào cải cách y phục Le Mur – lãnh đạo bởi nhóm Tự Lực Văn Đoàn, tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay, mà nhân vật biểu tượng chính là hoạ sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường từ mùa xuân năm 1934, đã tác động đến thị trường lẫn tư duy của xã hội thời bấy giờ, mặc dù cũng gây ra nhiều tranh cãi. Tiếng nói và tiếng cười trào phúng giữa các nhà báo và công chúng diễn ra ‘náo nhiệt’ trên trường báo chí, đã từng bước thiết lập và ‘hợp thức hoá’ khái niệm thời trang áo dài phổ biến ngày nay. 

Thị trường và tiếng nói truyền thông thời cải cách y phục Le Mur
Thị trường và tiếng nói truyền thông thời cải cách y phục Le Mur

“Áo dài Le Mur” và “áo dài Lê Phổ”

Trong sách “Áo dài Lemur và Bối cảnh Phong Hoá & Ngày Nay” (Sách Khai Tâm, NXB Hồng Đức, tháng 12/2018), tác giả Phạm Thảo Nguyên đã tiết lộ một sự hiểu nhầm về “áo dài Lê Phổ” và “áo dài Le Mur”. Theo tư liệu mà ông Nguyễn Trọng Hiền – con trai của hoạ sĩ Le Mur sưu tầm và giữ gìn, trong phong trào cải cách y phục phụ nữ lúc bấy giờ, hoạ sĩ Lê Phổ thực ra chỉ vẽ nữ trang, xuất bản trong đặc san Đẹp đầu tiên – Mùa Nực 1934 của hoạ sĩ Cát Tường. 

Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn “Bà Trịnh Thục Oanh nói về Thời Trang”, thực hiện bởi nhà báo Đoàn Tâm Đan, đăng trên số báo đầu tiên của tờ Ngày Nay (30/1/1935), bà Oanh có nói: 

“…Áo mùi, san trắng là “mốt” năm 1920. năm đã xa lắc xa lơ kể làm gì. Trong vòng mấy năm ấy, chị em ta chỉ biết quanh quẩn trọn các hàng mầu để may quần áo thay vào mùi đen tối tăm trước, nhưng vẫn chưa thích hợp với thân thể, làm tăng vẻ đẹp trời cho riêng từng người.

Kiểu áo thích hợp với thân thể, kiểu áo trang nhã mà có thể biến hoá được ấy, hai nhà-mỹ-thuật Cát-Tường và Lê-Phổ đã chế nghĩ ra cho chị em. Đã có nhiều người theo, đã thành mốt mới…”

Trên tuần báo Ngày Nay, số 77 vào ngày 19 tháng 9 năm 1937, hiệu Marie có quảng cáo rằng “kiểu của hoạ sĩ Lê-Phổ”, không rõ là kiểu do ông Lê Phổ tạo mẫu hay hoạ sĩ chỉ tư vấn lựa chọn các kiểu “áo dài Le Mur” có sẵn trên đặc san Đẹp. Tuy nhiên, ông Hiền cho biết đã từng đến thăm vợ của hoạ sĩ Lê Phổ khi có dịp đến Paris, và được bà khẳng định rằng hoạ sĩ Lê Phổ chưa bao giờ sáng chế hay vẽ kiểu áo dài.

Trên đây Tài Lộc Wedding đã chia sẻ những hiểu biết về áo dài Lê Phổ, mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về áo dài Việt Nam.

“Áo dài Le Mur” và “áo dài Lê Phổ”
“Áo dài Le Mur” và “áo dài Lê Phổ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *