Áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi lần nhắc đến áo dài, các du khách, bạn bè quốc tế đều phải trầm trồ, ngưỡng mộ cái nét đẹp đơn giản mà vô cùng độc đáo. Sau đây, hãy cùng Tài Lộc Wedding tìm hiểu về áo dài họa tiết thời Trần để biết thêm về sự đa dạng của loại trang phục truyền thống này.
Xem Mục Lục Bài Viết
Ý nghĩa của áo dài Việt Nam
Áo dài là một biểu tượng trang phục truyền thống của dân tộc. Chúng nổi tiếng đến mức mà mỗi lần nhắc tới thì bạn bè quốc tế đều phải trầm trồ, ngưỡng mộ về vẻ đẹp đơn giản mà độc đáo đến lạ thường của bộ trang phục này. Ngày nay do nhu cầu của thị trường, áo dài không chỉ là trang phục được thiết kế dành riêng cho phái đẹp nữa mà nó còn là lựa chọn của phái mạnh với những chiếc áo dài cách tân sẽ làm cho các bạn nam trông mạnh mẽ, trẻ trung, tươi sáng hơn. Thông thường Áo dài cách tân nam thường có 5 màu sắc chính như: xanh ngọc bích, màu vàng, màu đỏ và màu đen, màu trắng được kết hợp với hoa văn trang nhã, lịch sự mà không kém phần nam tính. Bên cạnh đó mỗi màu sắc lại tượng trưng cho một ý nghĩa riêng của nó như màu đỏ tượng trưng cho quyền lực, uy nghiêm khiến người mặc trông chững chạc, trưởng thành hơn, màu trắng được nhiều người lựa chọn bởi nó giúp người mặc trông sáng sủa, trẻ trung và năng động hơn rất nhiều,…Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ chọn Áo Dài cách tân làm trang phục cho đám cưới của chính mình, vì chúng không chỉ nét đẹp truyền thống của dân tộc mà còn có sự kết hợp hài hòa mang hơi hướng hiện đại và luôn “hot” trong tất cả các mùa.
Áo dài Việt Nam lịch sử hình thành qua các thời kỳ
Áo Giao Lĩnh
Hiện đại thời điểm này chưa có nhà nghiên cứu nào xác định được thời gian diễn biến chính xác mà thời điểm chiếc áo dài xuất hiện. Có nhiều giả thuyết cho rằng áo dài đã xuất hiện vào những năm 1920, tức là cùng thời điểm với sườn xám. Nhưng ý kiến đó lại bị phản bác lại, vì người ta cho rằng áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm trước sườn xám.
Áo dài Việt Nam lịch sử hình thành qua các thời kỳ
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong trang phục chiếc áo dài giao lĩnh được ghi lại trong tài liệu miêu tả của người Pháp. Vào khoảng thời gian vua Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam, ở các tỉnh miền Bắc người dân mặc áo giao lĩnh, chiếc áo có phần tương đồng với người Hán. Để tránh sự bàn tán nói là “đạo phục”, vua Nguyễn Phúc Khoát đã ra lệnh yêu cầu phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy được kết hợp giữa nét duyên dáng của Hán và sự cổ kính cuốn hút của ChămPa. Chính tại thời điểm này người dân đã công nhận đây là hình ảnh bộ áo đầu tiên của Việt Nam.
Áo dài tứ thân (thế kỷ 17)
Áo dài tứ thân là trang phục dùng để mặc trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ. Chiếc áo giao lĩnh được may xẻ thành 2 tà trước để buộc vào nhau, hai tà sau sẽ may liền lại thành vạt áo. Màu sắc trang phục chủ đạo đều được thiết kế màu tối sẫm, chiếc áo tứ thân mộc mạc giản dị và khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.
Áo dài Việt Nam lịch sử hình thành qua các thời kỳ
Áo dài ngũ thân (thời vua Gia Long)
Dựa trên cơ sở hiện nay của áo tứ thân, đến đời vua Gia Long thì áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm vào một tà nhỏ để tượng trung cho giai cấp và địa vị của người mặc trong xã hội. Với giai cấp quan lại quý tộc thì họ sẽ mặc những chiếc áo ngũ thân để chia ra phân biệt với các tầng lớp nhân dân trong lao động xã hội. Áo có 4 vạt được may thành 2 tà áo xẻ 2 bên như áo dài, nhưng phần tà trước áo có thêm một vạt áo ở bên trong như lớp lót kín đáo, phần đó chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo kiểu rộng rãi, có phần cổ với đường nét mũi khâu đẹp đẽ, độc đáo được thịnh hành đến từ đầu thế kỷ XX.
Áo dài Việt Nam lịch sử hình thành qua các thời kỳ
Áo dài Lemur
Kiểu áo dài cách tân cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, phần tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhắm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành cho đến những năm 1943 thì bị lãng quên.
Áo dài Lê Phổ
Là sự kết hợp mới từ áo tứ thân, cũng được biến thể và cách tân từ áo dài của Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được được gọi là áo dài Lê Phổ. Bà đã khéo léo thu gọn kích thích áo dài để ôm khít thân hình của người phụ nữ, giúp tăng sự quyến rũ và duyên dáng của người phụ nữ. Đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ khác nhau. Nói cách khác bà đã phù phép chiếc áo dài và biến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.
Áo dài Raglan
Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, sáng tạo ra. Điểm khác biệt mà áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể thể hơn, cách nối từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái, dễ chịu và linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Sự thon thả của áo dài giắc lăng làm tăng thêm phần nữ tính thon thả cho cơ thể của người phụ nữ Việt Nam. Chính cách cải tân này sẽ làm bước đệm cho sự phát triển của áo dài Việt Nam sau này.
Áo dài truyền thống Việt Nam (từ khoảng những năm 1970 đến nay)
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ đang có sự đốt phá và cải biến trong cách kiểu dáng, chất liệu cho đến sự phá cách độc đáo bạo dạn của nhà thiết kế. Ngày nay áo dài còn được biến chuyển thành áo dài cưới, áo dài Tết, áo dài cách tân, áo học sinh, áo dài mặc trong văn phòng , hay chốn chùa chiền linh thiêng thậm chí là đi dạo phố,… Bên cạnh đó áo dài còn được xứng danh trong các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Bạn có thể bắt gặp những chiếc áo dài nhiều màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ độc đáo.
Mẫu vẽ họa tiết áo dài thời trần
Áo dài là một trong những trang phục truyền thống (dành cho cả nam và nữ) của Việt Nam. Áo dài có thể được thiết kế bằng các loại vải đa dạng với màu sắc, hình ảnh, họa tiết phong phú.
Áo dài thường được mặc trong những dịp lễ hội, trong những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự hoặc để biểu diễn. Áo dài không chỉ là một loại trang phục mà còn là biểu tượng của bản sắc văn hóa tinh thần Việt Nam.
Quan sát các họa tiết trang trí thời Trần và sử dụng các họa tiết trên trong trang trí trang phục áo dài.
Trang phục áo cổ tròn 4 vạt quây thường lấy sắc đen làm chính của phụ nữ thời Trần (Tranh vẽ lilsuika trên blog cá nhân, vẽ thế này chưa chuẩn lắm vì đời Trần hạn chế dân dùng màu đỏ, sắc áo chủ yếu là tối màu, thêm vào đó tranh chú thích là thời Lê, cái này thì đúng nhưng trang phục này có sự kế thừa từ thời Lý Trần nên mình vẫn đưa vào )
Thêm vào đó có một chi tiết trong “An Nam chí lược” đã được dẫn ở phần trước xin nhắc lại : “Thường phục coi màu trắng là cao quý, người trong nước mặc màu trắng bị coi là tiếm chế, riêng phụ nữ không cấm”
Tức là phụ nữ nước ta thời Trần cũng chuộng mặc màu trắng, không e sợ
“Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi năm 1291 khi Trần Thánh Tông mất, Anh Tông có nói với sứ nhà Nguyên:” Ta để cha, mặc áo đen, ăn rau cỏ, trai giới trong năm năm”
Trong “Minh thực lục” có ghi chép lời của Giao Chỉ Bố chính ty Lư Văn Chính tâu lên năm 1419 (Lúc này nước ta đang dưới thời Minh thuộc) :” Người Giao chỉ khi cha mẹ mất chỉ mặc áo đen. Xin đem tang lễ do quốc triều đặt định ban bố cho khắp dân gian, để họ biết”
Xem thế đủ biết nước ta thời Lý – Trần trang phục lúc để tang chủ yếu là màu đen, ít dùng màu trắng nên người ta mặc đồ trắng thoải mái không cho đó là điểm gở
Ngoài ra chúng ta qua các sản phẩm nghệ thuật thời Trần hoặc liên quan tới thời Trần cũng có thêm chút hiểu biết về trang phục phụ nữ quý tộc thời này
Trước hết cần phải nói trang phục thời Lý – Trần của phụ nữ quý tộc cũng như các dạng trang phục khác đều chịu ảnh hưởng của trang phục đời Đường – Tống
Phụ nữ quý tộc thời Đường Tống vẫn mặc dáng trang phục chủ đạo là áo giao lĩnh + váy + thường tuy nhiên cách kết hợp khác dân thường, quần áo thường bằng chất vải mỏng chườm nhiều lớp, chiếc Thường mà phụ nữ quý tộc Đường – Tống mặc rất dài, được mặc trùm lên váy, thay vì thắt đai lưng ở eo họ lại thắt cao hơn ở gần ngực, ngoài ra họ có thể mặc ngoài một áo giao lĩnh vạt chéo mỏng tạo nên vẻ thướt tha yểu điệu vừa tôn dáng người phồn thực vốn là chuẩn vẻ đẹp Đường – Tống
Trên đây Tài Lộc Wedding đã chia sẻ những hiểu biết về áo dài họa tiết thời Trần, mong rằng bài viết này hữu ích, giúp bạn có thể hiểu thêm về nguồn gốc, lịch sử và vẻ đẹp của những chiếc áo dài Việt Nam.