Với cách vẽ áo dài lớp 7, các bạn học sinh hoàn toàn có thể tự lên ý tưởng cho tác phẩm của mình. Đây sẽ là một bài học giúp các bạn hiểu hơn về tà áo dài, nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời có thể giúp các bạn nâng cao sự sáng tạo của mình. Sau đây, hãy cùng Tài Lộc Wedding tìm hiểu về cách vẽ áo dài qua 6 bước đơn giản nhé.
Xem Mục Lục Bài Viết
Áo dài là gì? Các bộ phận của áo dài
Để bắt đầu học về cách vẽ áo dài lớp 7 mình sẽ đi tìm hiểu đôi nét về tà áo này. Áo dài chính là loại trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam, được cách tân bởi “ngũ thân lập lĩnh” trong thời điểm tây hoá hay còn biết đến với tên gọi khác là chiếc áo tân thời.
Một bộ áo dài truyền thống của Việt Nam có cấu tạo gồm: cổ áo, tay áo, tà áo, quần. Cổ áo thường cao tầm 3cm (những mẫu áo cách tân có thể sẽ không có cổ áo). Tay áo dài đến đầu cổ tay (hoặc quá khuỷu tay đối với mẫu áo dài cách tân). Thân áo dài được thiết kế ôm dáng có nút bấm ở một bên.
Tà áo dài gồm 2 mảnh, được xẻ từ eo cho đến gần đầu cổ chân (hoặc đến quá đầu gối với áo dài kiểu cách tân). Ở ngực và sau lưng có thêm phần chiết li. Quần của áo dài sẽ có độ dài từ eo đến vùng mắt cá chân hoặc dài cho đến gót bàn chân. Ống quần khá là rộng.
Hình ảnh tà áo dài của Việt Nam luôn luôn hiện diện trên đấu trường quốc tế từ những cuộc thi nhỏ đến lớn. Hay vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống thường nhật của người Việt.
Từ tà áo dài trắng tinh khôi của học sinh đang mặc cho đến áo dài đồng phục ở cơ quan làm việc hay các ngày lễ hội, đặc biệt là dịp lễ tết.
Có thể khẳng định một điều rằng, tà áo dài luôn được người Việt mình trân trọng và diện vào các ngày quan trọng nhất của đất nước cũng như của cuộc đời mình.
Để có thể tạo nên chiếc áo dài thì đòi hỏi người thợ may phải công phu, khéo léo. Trước tiên phải lấy số đo chuẩn xác, sau đó kỳ công trong từng đường kim cũng như mũi chỉ mới may được một chiếc áo dài đẹp. Nhiều nhà may hiện nay đã gắn liền tên tuổi của mình với chiếc áo dài nhưng đặc biệt nhất là áo dài được may ở Huế vẫn là hoàn hảo nhất. Với người mặc nên giặt áo dài bằng tay, phơi nắng nhẹ và là ủi để áo dài không có những nếp nhăn ảnh hưởng đến hình thức khi mặc.
Cách vẽ áo dài lớp 7 qua 6 bước đơn giản
Bạn hoàn toàn có thể tự lên ý tưởng và vẽ áo dài lớp 7 ưng ý cho mình. Sau đó đưa mẫu mà bạn làm cho thợ may để tạo ra thành phẩm hoàn hảo nhất, hoặc cũng có thể dán lên tường để trưng bày như một bức họa. Dưới đây là 6 bước đơn giản để vẽ áo dài lớp 7 kiểu truyền thống.
- Bước 1: Vẽ cổ áo
- Bước 2: Vẽ tay áo
- Bước 3: Vẽ thân cùng tà áo dài
- Bước 4: Vẽ quần áo dài
- Bước 5: Vẽ khuy áo
- Bước 6: Vẽ hoạ tiết trang trí
Dụng cụ cần thiết khi vẽ tranh ký họa lớp 7 đơn giản
Để vẽ tranh ký họa lớp 7 đơn giản, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản. Trong đó, bút là dụng cụ không thể thiếu. Nếu bạn mới bắt đầu, nên sử dụng bút chì để có thể tẩy xóa được khi cần thiết. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể lựa chọn loại bút phù hợp với nội dung và phong cách của bức tranh.
Không chỉ vậy, việc chọn giấy cũng rất quan trọng. Bạn có thể dùng bất kỳ loại giấy nào, tuy nhiên, nên chọn những loại giấy dày để khi tẩy xóa không bị rách giấy.
Bên cạnh đó, để vẽ được bức tranh đẹp và chính xác, bạn nên sử dụng thêm các dụng cụ như gôm tẩy để sửa lỗi khi cần thiết, kẽm hoặc thước để định hình và đo đạc các phần tử trong bức tranh, cũng như bảng vẽ hoặc kẹp giữ giấy để giữ cho giấy cố định và tránh bị di chuyển khi vẽ.
Các họa tiết trang trí đẹp khi vẽ áo dài lớp 7
Việc lựa chọn thêm các họa tiết trên bức vẽ áo dài lớp 7 phải phù hợp sao cho vừa tinh tế, vừa lịch sự mà vẫn tôn lên được nét đẹp đơn giản mà lại quý phái của người mặc. Trên thực tế thì ngoài mua vải áo dài có in sẵn họa tiết bằng công nghệ in phun 3D hiện đại, thì hiện nay, không ít các bạn trẻ chọn vẽ trên giấy sau đó mới mang thiết kế của mình đến những người thợ. Một số họa tiết đẹp trên áo dài gồm:
Vẽ họa tiết hình vẽ Henna
Áo dài họa tiết Henna mang nét đẹp rất huyền bí, hội tụ sự mềm mại, quyến rũ lại pha chút cổ điển. Hình vẽ henna rất phong phú và mang ý nghĩa thiên về mặt tâm linh. Điểm chung là chúng đều mang đến sự may mắn, hạnh phúc.
Họa tiết chấm bi
Kiểu trang trí này đã xuất hiện từ khá lâu, đến ngày nay vẫn rất được ưa chuộng trong làng thời trang nói chung và trên chiếc áo dài Việt Nam nói riêng. Chấm bi tạo sức quyến rũ đặc biệt với người mặc nhờ nét đẹp cổ điển và pha lẫn vẻ đẹp hiện đại, trẻ trung.
Họa tiết hoa nhí
Trong cách vẽ áo dài hoa sen lớp 7 khi được trang trí họa tiết này nếu may thành áo dài thật thì sẽ tạo ra cảm giác trẻ trung khi mặc. Ngoài ra cũng giúp nó người mặc trở nên thon gọn và che khuyết điểm rất tốt.
Họa tiết to và dài
Thường là các họa tiết hình chim phượng, hình rồng, hình công, sẽ hợp với gu người mặc có cá tính. Còn những người thích vẻ đẹp thanh thoát sẽ chọn thêm các loại hoa như là sen, hoa lan, mai, đào, hoa hồng… Mang đậm nét đẹp truyền thống dân tộc giúp tôn nên sự sang trọng duyên dáng thướt tha cho người diện. Họa tiết này cũng được các nghệ sĩ áp dụng vào cách vẽ áo dài thời trần lớp 7.
Qua bài viết, Tài Lộc Wedding đã chia sẻ về cách vẽ áo dài lớp 7 đơn giản, cùng với đó là những họa tiết trang trí đơn giản. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thể vẽ được áo dài một cách đơn giản và nhanh chóng.
Một số hình ảnh trang phục áo dài lớp 7
Dưới đây là một số hình ảnh áo dài lớp 7, bạn có thể tham khảo
Kết luận
Sau khi khám phá vô số phong cách vẽ áo dài lớp 7 trong bài viết này, hy vọng bạn đã tìm thấy nhiều ý tưởng sáng tạo hơn cho mẫu áo dài của riêng mình. Nếu bạn muốn khám phá thêm, hãy ghé thăm trang web của Tài Lộc Wedding để tìm hiểu thêm về các phong cách vẽ áo dài nam và vẽ áo dài nữ đơn giản nhất